Chăm sóc khách hàng: 0969955791

Trang chủ

Hướng dẫn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa di động tại nhà

blog
  • 21/08/2020
  • Admin

Hướng dẫn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa di động tại nhà

Hướng dẫn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa di động tại nhà
hướng dẫn vệ sinh điều hòa di động tại nhà Sau một khoảng thời gian sử dụng, mọi người vẫn thường hay thắc mắc rằng “tại sao điều hòa lại không còn được mát như lúc đầu?”. Và một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn đề này là do thiết bị của gia đình bạn sử dụng đã bị bám nhiều bụi. Bởi vậy sau khoảng 4 – 6 tháng bạn nên vệ sinh điều hòa di động của mình một lần để điều hòa của bạn hoạt động với hiệu suất cao nhất, bền bỉ nhất. Hôm nay, chúng tôi hướng dẫn bạn cách bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị điều hòa di động tại nhà.

Những lý do nên bảo dưỡng vệ sinh điều hòa di động mini

Giúp thiết bị bạn hoạt động với hiệu suất cao hơn: Trong quá trình sử dụng, thiết bị điều hòa sẽ lọc và làm sạch không khí. Quá trình này sẽ làm bụi bẩn mặc kẹt lại trong bộ lọc, khiến gió mát không thể ra ngoài được. Tăng tuổi thọ của thiết bị điều hòa: Khi thiết bị được bảo dưỡng thường xuyên, hoạt động máy cũng trở lên trơn tru hơn. Tiết kiệm điện năng: Các bui bẩn khi được vệ sinh sạch sẽ, máy bạn sẽ không còn phải gồng mình lên Tiết kiệm chi phí bảo hành: Thống kê chỉ ra rằng, những gia đình thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thì điều hòa của họ dùng được lâu hơn, rất hiếm khi phải mất những cuộc gọi điện bất đắc dĩ cho thợ sửa điều hòa.

Cần chuẩn bị những gì?

Cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những dụng cụ bạn cần dùng để vệ sinh điều hòa di động:
  • Bình xịt, vòi xịt nước
  • Bàn chải
  • Cọ dài
  • Khăn khô

Các bước để bảo dưỡng vệ sinh thiết bị điều hòa di động trong nhà bạn

Trước khi bắt đầu vệ sinh điều hòa điều đầu tiên cần làm là tắt nguồn, rút phích cắm máy lạnh di động khỏi ổ điên. Sau đó bạn vệ sinh thiết bị theo 3 công đoạn sau:

Công đoạn 1: Vệ sinh lưới lọc không khí

Tấm lọc không khí là bộ phận phải xử lý bụi bẩn trực tiếp, cũng bởi vậy đây là 1 trong những vị trí cần vệ sinh đầu tiên của điều hòa. Tấm lọc khi không sạch sẽ cản việc lưu thông không khí từ thiết bị ra ngoài. Cần chuẩn bị những gì? Để vệ sinh tấm lọc điều hòa, bạn cần làm theo những bước sau:
  • Bước 1: Tháo lưới lọc không khí ở phía sau máy ra vệ sinh
  • Bước 2: Dùng bình xịt nước, xịt thẳng vào tấm lọc rồi dùng bàn chải vệ sinh 2 mặt của tấm loc. Hãy nhớ rằng phải chú ý đến áp lực nước và lực chải của tay, nếu mạnh quá có thể khiến cho tấm lọc có thể bị rách.
  • Bước 3: Dùng khăn khô mềm, lau nhẹ nhàng 2 mặt của tấm lọc
  • Bước 4: Phơi khô tấm lọc ở dưới ánh nắng mặt trời
Tấm lọc thường nên vệ sinh 1 tháng/lần để tấm lọc luôn sạch sẽ, lọc bụi bẩn tốt hơn.

Công đoạn 2: Vệ sinh ống xả nước

Sau 7 - 10 ngày máy sẽ bị đầy nước do hút ẩm ở ngoài không khí vào thì mọi người cần tháo nước ra, để những nước còn tồn đọng trong máy được xả hết ra ngoài. Sau khoảng 6 tháng thì bạn cần vệ sinh ống xả nước, bởi sau khoảng thời gian dài, bụi bẩn, rác, hoặc côn trùng chết trong ống xả nước có thể làm tắc ống nước. Vệ sinh ống xả nước Các bước vệ sinh ống xả nước như sau:
  • Bước 1: Tháo ống xả nước
  • Bước 2: Sử dụng vòi xịt nước và cọ dài vệ sinh ống sạch sẽ
  • Bước 3: Để ráo ống nước
  • Bước 4: Sau khi khô ráo, lắp ống xả nước lại thiết bị

Công đoạn 3: Vệ sinh bên ngoài điều hòa di động

Cuối cùng là vệ sinh bên ngoài của thiết bị điều hòa. Ở công đoạn này bạn có thể làm thường xuyên hàng ngày, bởi bên ngoài cũng là phần tiếp xúc bụi nhiều nhất. Nếu không vệ sinh hàng ngày có thể gây ra mảng bụi bám trên thiết bị ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vệ sinh bên ngoài điều hòa Đối với công đoạn 3 này, bạn chỉ cần dùng 1 khăn mềm khô vệ sinh thiết bị. Tuyệt đối không dùng vòi xịt nước, xịt vào thiết bị, bởi sẽ làm hỏng bảng điều khiển điện tử bằng đèn LED trên bề mặt thiết bị. Dưới đây là video hướng dẫn bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa di động chi tiết:

Lưu ý: Các công đoạn trên có thể vệ sinh vào các thời điểm khác nhau, có những vị trí nửa năm mới cần vệ sinh, nhưng cũng có những vị trí bạn có thể vệ sinh dễ dàng hàng ngày. >>>Xem thêm: Hướng dẫn lắp đặt điều hòa di động, điều hòa treo tường Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa di động tại nhà. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
zalo